Thứ tư, 20/11/2024 | 23:14 GMT +7
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, tiếp nối thành công “Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền” được tổ chức tháng 6 vừa qua, Bộ NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên 2 với chủ đề “Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024”.
Phiên chợ lần này thu hút sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ các tỉnh thành như: Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Cần Thơ và Cà Mau...
Trong đó, nổi bật là khu gian hàng của Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn - nơi trưng bày các sản phẩm OCOP nổi tiếng của tỉnh này như: Na Chi Lăng, hoa hồi, quả mắc mật khô, hồng không hạt Bảo Lâm và thạch đen Tràng Định. Các sản phẩm này không chỉ được trang trí đẹp mắt mà còn thể hiện sự đa dạng và phong phú của nông sản vùng cao, tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách tham quan.
Ngoài những sản phẩm của Lạng Sơn, Phiên chợ còn giới thiệu nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo hướng hữu cơ và công nghệ cao từ các địa phương khác. Các mặt hàng như trà Thái Nguyên, hành tỏi Lý Sơn và nhiều sản phẩm OCOP xếp hạng 3 - 5 sao cũng góp phần làm phong phú thêm để người tiêu dùng lựa chọn. Đây là những sản phẩm đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường, được sản xuất theo quy trình an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội chia sẻ, sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP, nông sản, thực phẩm an toàn và đặc sản các vùng miền về hội tụ tại Thủ đô và là dịp để các chủ thể sản phẩm OCOP cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm vào các hệ thống phân phối nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây cũng là dịp để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện các sản phẩm OCOP, nông sản, thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền.
"Với phương châm 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' và 'Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam', chúng tôi mong muốn Phiên chợ sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp mở rộng thị trường, hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước. Tạo cầu nối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa sản xuất với tiêu thụ", ông Nguyễn Văn Chí chia sẻ.
Đáng chú ý, tại Phiên chợ sẽ diễn ra hoạt động livestream bán hàng trên nền tảng TikTok và các mạng xã hội khác. Hoạt động được tổ chức nhằm đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và tăng cường tiếp cận khách hàng.
Người tiêu dùng có thể theo dõi và mua sắm trực tiếp các sản phẩm nông sản thông qua buổi livestream từ 9h00 - 13h00 ngày 16/8 trên kênh TikTok “Nông sản Việt online”.
Ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh, phải đẩy mạnh các hoạt động thương mại để không chỉ khách tham quan, người tiêu dùng thủ đô Hà Nội mà còn người dân trên cả nước biết đến những đặc sản của tỉnh Lạng Sơn thông qua các nền tảng đa phương tiện.
Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền lần thứ 2 tại Hà Nội không chỉ là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá sản phẩm mà còn góp phần tôn vinh những giá trị nông sản Việt Nam, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững và có giá trị cao.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.