Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:14 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 17:46, 13/10/2021

EU thay đổi quy tắc nhãn mác để đối phó mật ong giả Trung Quốc

Động thái mới vừa được loan đi sau khi người nuôi ong trên toàn khối EU phàn nàn rằng, họ phải chật vật bởi nạn mật ong pha tạp xi-rô đường rẻ tiền nhập khẩu.
Vấn nạn mật ong giả, pha tạp khiến nhiều người nuôi ong chân chính tại EU phải bỏ nghề. Ảnh: Insider

Vấn nạn mật ong giả, pha tạp khiến nhiều người nuôi ong chân chính tại EU phải bỏ nghề. Ảnh: Insider

Theo đó, giới chứcliên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ thay đổi các quy tắc ghi dán nhãn mác thực phẩm để ngăn chặn nạn mật ong giả của Trung Quốc. Thông tin mới vừa được rò rỉ ra ngoài từ một cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia châu Âu và ủy viên nông nghiệp của EU.

Tờ Politico cho biết, mật ong là một trong những mặt hàng nông sản dễ bị pha tạp nhất trên thế giới và những người nuôi ong ở EU từ lâu đã phàn nàn về việc bị cắt giảm sản lượng mật ong quy mô công nghiệp. Nguyên nhân bắt nguồn từ mật ong giá rẻ, chất lượng thấp của Trung Quốc tuồn vào khối này.

Trung Quốc hiện là nước sản xuất mật ong lớn nhất thế giới, nơi mà người nuôi ong thường trộn mật ong lẫn với xi-rô đường, một hành vi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của EU nhưng lại rất khó phát hiện.

Trong khi đó, các quy tắc ghi dán nhãn hiện tại của EU đối với sản phẩm mật ong dù đã yêu cầu nhãn phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng các danh mục lại rất mơ hồ, chung chung.

Theo đó, việc thúc đẩy quy định ghi dán nhãn mác "chi tiết và rõ ràng" đối với sản phẩm mật ong đã được Pháp, Bồ Đào Nha và đặc biệt là Slovenia, cái nôi của những người nuôi ong nghiệp dư hiện đang nắm giữ ghế Chủ tịch Hội đồng EU đưa vấn đề này lên chương trình nghị sự.

Bộ trưởng Nông nghiệp Slovenia Jože Podgoršek cho biết, trong một cuộc họp báo gần đây, Ủy viên Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski đã “nhận ra sự cần thiết phải sửa đổi các quy định về ghi dán nhãn mác. Sau đó các ý kiến tương tự cũng được các quốc gia thành viên lên tiếng ủng hộ”.

Theo ông Podgoršek, hiện giới chức EU đã lên kế hoạch cho một dự thảo sửa đổi về quy định nhãn mác đối với mật ong.

Vấn nạn mật ong giả của Trung Quốc từng là chủ đề thảo luận ở Brussels trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là vì những người nuôi ong ở EU luôn phàn nàn rằng sinh kế của họ phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh.

Bộ trưởng Nông nghiệp Slovenia cho biết, hiện một số nước EU cũng muốn nhãn mác mới phải nêu rõ tỷ lệ mật ong trong hỗn hợp đóng chai của từng quốc gia. Điều này nhằm đề phòng và chống lại tình trạng làm ăn gian dối trong quá trình sản xuất mật ong, có thể bị tạp nhiễm bằng cách trộn thêm xi-rô đường hoặc được thu hoạch, khai thác từ các tổ ong quá sớm.

Thị trường EU hiện tiêu thụ tới 40% sản lượng mật ong nhưng vẫn phụ thuộc vào những người nuôi ong bên ngoài khối.

Mật ong là loại thực phẩm bị làm giả nhiều thứ ba thế giới, sau sữa và dầu ô liu. Ảnh: Insider

Mật ong là loại thực phẩm bị làm giả nhiều thứ ba thế giới, sau sữa và dầu ô liu. Ảnh: Insider

Vấn nạn mật ong pha tạp từng khiến những người nuôi ong ở Vương quốc Anh đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, khi nước này phải nhập khẩu tới 47% sản lượng mật ong từ Trung Quốc vào năm 2018. Một kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm của Dự án Mật ong Xác tín đối với 11 thương hiệu bày bán trong siêu thị cho thấy, không có nhãn hiệu nào tuân thủ các tiêu chuẩn ghi nhãn của EU.

Còn nhớ, vào tháng 2 năm 2013, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội hai nhà nhập khẩu mật ong lớn trong "Chiến dịch Honeygate"- chống nạn mật ong giả.  Theo đó, hai công ty nhập khẩu là Honey Solutions và Groeb Farms đã mua mật ong dởm của Trung Quốc hoặc mật ong bị pha tạp chất thông qua nhiều quốc gia khác ở châu Á và châu Âu trước khi chuyển đến Mỹ tiêu thụ.

Lộ trình “rửa mật ong” quy mô lớn này đã giúp các công ty tránh được khoản thuế vận chuyển lên tới 180 triệu đô la, đồng thời che giấu được nguồn gốc thực sự của mật ong, khiến cho đa số người tiêu dùng lầm tưởng đó là mật ong xịn. Sự cố gian lận này được coi là scandal thực phẩm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Theo Cơ sở dữ liệu về gian lận thực phẩm do công ty quản lý Decernis duy trì, mật ong chính là thực phẩm bị làm giả nhiều thứ ba thế giới, sau sữa và dầu ô liu. Các nhà sản xuất có thể pha loãng mật ong thật với xi-rô có nguồn gốc từ thực vật, như xi-rô ngô hoặc xi-rô củ cải đường có hàm lượng fructose cao để  làm cho chúng trông giống như mật ong thật.

Đến nay số lượng chính xác của mật ong giả trên thế giới vẫn còn là một cuộc tranh luận. Một phân tích của Dự án Mật ong xác tín, một hiệp hội của các nhà hoạt động và các thành viên trong ngành, đưa ra con số mật ong giả hoặc bị pha trộn là 33%. Trong khi đó một nghiên cứu năm 2018 về mật ong được bày bán ở Úc cho thấy có 27% sản phẩm được kiểm tra là giả hoặc có các thành phần khác được pha trộn vào.

Hà Dương

(Politico; Insider)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm