Thứ sáu, 17/05/2024 | 11:03 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 09:18, 24/01/2022

Độc quyền khiến tình trạng khan hiếm thịt gà tại Úc ngày càng trầm trọng?

Nông dân Úc cho rằng sự thống trị của một vài công ty lớn trong ngành đã góp phần gây ra tình trạng khan hiếm thịt gà ở các siêu thị trên khắp cả nước.
Sự thống trị của hai nhà máy chế biến thịt gà ở Úc khiến chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn, theo Hội Nông dân New South Wales. Ảnh minh họa: Getty.

Sự thống trị của hai nhà máy chế biến thịt gà ở Úc khiến chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn, theo Hội Nông dân New South Wales. Ảnh minh họa: Getty.

Nhưng tuyên bố đó bị các nhà chế biến thịt gà bác bỏ, vì cho rằng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay là “chưa từng có” và không liên quan đến số lượng nhà chế biến hoặc cấu trúc của ngành.

Những người nuôi gà được ký hợp đồng cung cấp đất, chuồng trại, thiết bị, tiện ích và lao động cần thiết để nuôi gà cho các công ty chế biến lớn như Ingham's và Baiada, những công ty sở hữu gia cầm.

James Jackson, Chủ tịch của NSW Farmers (Nông dân New South Wales), cho biết việc sản xuất thịt gà ở Úc bị chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc, nơi quyền sở hữu chuỗi cung ứng được kiểm soát bởi một nhà điều hành duy nhất, từ trại giống đến nhà máy chế biến và phân phối.

Jackson cho biết vào năm 2020 Ingham's Enterprises và Baiada Pougia cung cấp 70% thịt gà của Úc, trong khi một thập kỉ trước, 90% thịt gà của Úc do 6 công ty cung cấp.

Ông nói trong khi tình trạng thiếu thịt gà ở siêu thị là do tác động của Covid-19 đối với lực lượng lao động, thì việc tập trung quyền sở hữu trong ngành này cũng góp phần làm giảm các lựa chọn về nguồn cung.

NSW Farmers đã mô tả ngành chăn nuôi gà thịt là một “môi trường độc quyền”, bị thống trị bởi một những người bán có quyền ảnh hưởng đến giá cả.

John Courtney, một cựu nông dân chăn nuôi gà, cho biết các điều kiện của thị trường thịt gà khiến nó đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

“Với rất ít nhà cung cấp, tất cả đều tập trung vào tay hai ông lớn, vì vậy khi có vấn đề, tình hình trở nên khó khăn hơn”, ông nói. “Trong khi trước đây, việc sản xuất được dàn trải bởi 6 nhà khai thác nhỏ hơn, sẽ làm ít xảy ra vấn đề hơn trong việc duy trì nguồn cung”.

Courtney và Jeremy Cruickshank là hai trong số 13 nông dân ở các con sông phía bắc New South Wales đã ký hợp đồng với Sunnybrand Chicken, một công ty chế biến thuộc sở hữu của gia đình có nhà máy ở Vịnh Byron.

Công ty Ingham's mua lại, rồi đóng cửa nhà máy chế biến ở Vịnh Byron và bắt những người nông dân gửi gà của họ đến Brisbane.

Courtney và Cruikshank đều được thông báo chi phí chăn nuôi của họ quá đắt và hợp đồng của họ không được gia hạn. Cả hai cho rằng cơ sở hạ tầng đắt tiền đã ký hợp đồng, buộc họ phải đầu tư vào, trở nên không có giá trị nếu không có hợp đồng nuôi gà.

Cruikshank cho biết nhiều khu vực chế biến hơn sẽ làm giảm nguy cơ Covid-19 ảnh hưởng đến lực lượng lao động và tin rằng sự thiếu đa dạng của ngành có thể gây ra tình trạng thiếu hụt thêm trong tương lai nếu xảy ra dịch bệnh gia cầm.

Ingham's đã được liên hệ để đưa ra bình luận và chuyển cuộc điều tra tới Liên đoàn Thịt gà Úc (Australian Chicken Meat Federation - ACMF).

Người phát ngôn của ACMF, cho biết: “Ngành chăn nuôi gà đang cực kỳ mạnh mẽ và ổn định mặc dù những gì chúng tôi đang trải qua là chưa từng có, và đã ảnh hưởng đến gần như mọi ngành công nghiệp trong nước. Các vấn đề cung ứng hiện tại mà ngành công nghiệp phải đối mặt không liên quan gì đến quy mô và/hoặc số lượng nhà máy chế biến, cũng như cấu trúc của ngành".

Người phát ngôn cho biết tình trạng thiếu nhân viên không chỉ ở các nhà máy chế biến mà còn xảy ra trên toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả vận tải.

Báo cáo điều tra hàng hóa nông nghiệp dễ hư hỏng do Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Úc (ACCC) công bố năm 2020 thừa nhận sự mất cân bằng quyền lực trong ngành thịt gà.

Michael Moore, Giám đốc điều hành của Hội đồng những người nuôi gà Úc (Australian Chicken Growers Council), cho biết từ đầu thế kỷ này, các nhà chế biến nhỏ hơn đã bị các nhà chế biến lớn hơn sát nhập, dẫn đến mức độ cạnh tranh ở cấp độ chế biến ngày càng giảm và kết quả là tình trạng độc quyền.

“Các nhà chế biến có nhiều khả năng đưa ra mức giá có thể đẩy người trồng đến bờ vực không có lợi nhuận. Nếu họ là người duy nhất đưa ra hợp đồng, nghĩa là hoặc chấp nhận hoặc rời bỏ thị trường, nên đó là cái giá phải trả", Moore nói.

Moore cho biết các nhà chế biến đã từng chuẩn bị đưa ra hợp đồng kéo dài đến 10 năm, điều này sẽ trang trải chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nông trại mới, nhưng các điều khoản hợp đồng đã giảm dần trong những năm qua với nhiều người chăn nuôi theo hợp đồng hàng năm.

Cruikshank cho biết Ingham's đã thông báo trước 12 tháng là họ sẽ không gia hạn hợp đồng và khiến ông phải rời khỏi thị trường.

Hợp đồng đã yêu cầu đầu tư hàng triệu USD vào hệ thống cho ăn, ánh sáng, thông gió và nước hiện đại.

“Bởi vì những chuồng trại này được thiết kế đặc biệt để nuôi gà, nên không có lựa chọn thực sự nào để cải tiến với chuồng trại", Cruikshank nói.

Peta Easey, quản lý thịt gia cầm tại NSW Farmers, cho biết những người nuôi gà buộc phải cạnh tranh trong một hệ thống chung và giá mua cuối cùng có thể thay đổi đáng kể theo từng đợt.

Một thập kỷ trước, ở NSW có 9 nhà máy chế biến thịt gà quan trọng thuộc sở hữu của 6 công ty khác nhau, nhưng hiện nay chỉ có 4 nhà máy chế biến ở bang chỉ thuộc 2 công ty sở hữu, theo Easey.

Tình trạng thiếu nhân viên diễn ra tồi tệ nhất ở các nhà máy chế biến, dẫn đến nhiều gà nguyên con được vận chuyển đến các siêu thị và các nhà bán lẻ khác.

Moore nói rằng các nhà máy chế biến thịt rất dễ bị lây lan virus do mọi người cần làm việc gần nhau.

Hương Lan

(Theo Guardian)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm