Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 10:39, 07/10/2020

Bà nội trợ Hàn Quốc méo mặt vì giá nông sản tăng cao

Park, bà mẹ hai con chia sẻ rất sợ phải đi chợ vì giá nông sản, thực phẩm hầu hết đều tăng mạnh do đại dịch Covid-19 và thiên tai kéo dài.
Đại dịch Covid-19 cùng với mưa lũ kéo dài khiến giá nông sản tăng mạnh, buộc các bà nội trợ phải nâng lên đặt xuống mỗi khi ra chợ. Ảnh: KJD

Đại dịch Covid-19 cùng với mưa lũ kéo dài khiến giá nông sản tăng mạnh, buộc các bà nội trợ phải nâng lên đặt xuống mỗi khi ra chợ. Ảnh: KJD

"Hầu như tất cả mọi mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày nói chung và giá nông sản, thực phẩm nói riêng đều tăng, cho dù các gia đình đã đều phải chọn lựa giải pháp ‘2 trong 1’ là dùng các bữa ăn tại nhà để tránh dịch và tiết kiệm túi tiền", bà Park nói.

Trên thực tế, lo ngại của bà Park được rất nhiều gia đình ở Hàn Quốc chia sẻ. Nguyên nhân chính là do chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng nông sản đã tăng đột biến, tới 13,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá rau còn tăng đến 34,7% còn thịt và thủy sản cũng tăng lần lượt là 7,3% và 6%.

Theo Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc, chỉ số giá nông sản tăng 13,5% trong tháng 9 là mức tăng cao nhất trong vòng gần một thập kỷ, kể từ tháng 3/2011 khi con số này là 14,6%. Trước đó, bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát kể từ đầu năm, sáu tháng liền chỉ số này luôn được kiềm chế ở mức tăng chưa tới 1% so với năm ngoái.

Điều này được các chuyên gia phân tích gọi là "hội chứng kinh tế" bắt nguồn từ những căng thẳng do đại dịch kéo dài nhiều tháng liền vừa qua và nó tiếp tục được “cộng hưởng” bởi các đợt thiên tai, mưa lũ kéo dài nhiều tuần liền.

Trong khi đó, chỉ số giá của các mặt hàng liên quan đến dầu khí lại giảm 12% do giá dầu thô hạ kéo theo giá các sản phẩm công nghiệp cũng sụt giảm 0,7%. "Nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng trong nước vẫn ở mức thấp do liên quan đến dầu mỏ và nhóm các mặt hàng liên quan đến dịch vụ bắt buộc phải tuân theo các quy tắc giãn cách xã hội chặt chẽ hơn", ông Ahn Hyung-joon, quan chức thống kê cho biết.

Đồ thị mô tả chỉ số giá nông sản tăng phi mã ở Hàn Quốc trong tháng 9/2020. Nguồn: SK

Đồ thị mô tả chỉ số giá nông sản tăng phi mã ở Hàn Quốc trong tháng 9/2020. Nguồn: SK

Tuy nhiên theo các chuyên gia theo dõi thị trường, chỉ số giá nhóm hàng nông sản trong tháng 9 tăng phi mã ở Hàn Quốc chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mưa lũ chưa từng có bắt đầu vào cuối mùa hè và kéo dài trong nhiều tuần liền.

Hồi đầu năm nay, Trung tâm Tham vấn kinh tế EIU của vương quốc Anh đã tiến hành một nghiên cứu khảo sát giá cả và chi phí sinh hoạt dựa trên 155 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại 133 đô thị trên toàn cầu. Theo đó, tổ chức này đã xếp "6 mặt hàng cực đắt đỏ ở xứ kim chi" trong mắt người nước ngoài, bao gồm bánh ngọt, sữa, trái cây, gạo, cà phê và bia.

Cụ thể, giá bánh ngọt ở thủ đô Seoul đắt gấp đôi ở New York (Mỹ); giá sữa ở Hàn Quốc cao gấp ba lần ở Đức; giá táo trung bình 6,36 USD/kg- gấp hai lần ở Singapore và Paris (Pháp); giá gạo và khoai tây đắt gấp đôi ở Hong Kong; giá cà phê cappuccino đắt gần gấp ba lần ở Italia và cao hơn ở Mỹ; còn giá bia cũng được xếp vào diện đắt hơn mức trung bình của thế giới. 

Kim Long

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm