Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:46 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:45, 25/12/2023

Vườn rau công nghệ cao của cô gái làng biển

QUẢNG BÌNH Quá trình sản xuất, chị Nhung không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng các biện pháp bẫy côn trùng hoặc sử dụng chế phẩm sinh học, bón phân hữu cơ.

Là một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh tại một bệnh viện ở Đà Nẵng nhưng chị Mai Hồng Nhung lại luôn có suy nghĩ sẽ trở về quê hương và lập nghiệp trên chính mảnh đất mà mình sinh ra. Ước mơ về một khu vườn trồng đủ các loại rau, củ, quả đã thôi thúc chị về về quê, thuê vùng đất cát trắng tại làng biển Đơn Sa (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) để thỏa sức với đam mê và phát triển kinh tế gia đình.

Một khu trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao của chị Mai Hồng Nhung tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình). Ảnh: Tâm Phùng.

Một khu trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao của chị Mai Hồng Nhung tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình). Ảnh: Tâm Phùng.

Chị Nhung bảo, ban đầu thật khó. Không chút kiến thức về trồng trọt, chưa một lần cầm cuốc trồng rau hay xới đất làm cỏ, nhưng với niềm đam mê về quê và được tự tay trồng ra những sản phẩm sạch phục vụ bà con trong cuộc sống hằng ngày đã cho chị thêm nghị lực để vượt lên.

"Tôi phải tự trang bị cho mình kiến thức bằng cách học trên sách báo và chắp nhặt những kinh nghiệm của những mô hình thành công từ trồng nhà kính, nhà lưới để áp dụng cho mô hình của mình”, chị Nhung bộc bạch.

Ngay từ đầu, chị Nhung đã quy hoạch những mô hình khác nhau. Mô hình đầu tiên triển khai là nhà màng trồng các loại dưa lưới, dưa chuột baby. Trên diện tích 800m2, chị trồng 1.200 gốc cây dưa lưới và hơn 300 gốc cây dưa chuột baby. Khu trong nhà màng với diện tích 2.000m2 được áp dụng trồng thủy canh dưa chuột, mướp đắng, ớt, cà chua, bí đỏ ngồi, bí đao, rau dền...

Chị Mai Thị Nhung kiểm tra sự phát triển của cây dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Tâm Phùng.

Chị Mai Thị Nhung kiểm tra sự phát triển của cây dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Tâm Phùng.

“Hiện gia đình tôi đang mở rộng diện tích để xây dựng thêm một nhà màng khác và trồng các loại cây cho hiệu quả cao, an toàn. Qua đó, nâng diện tích rau trồng trong nhà màng lên trên 1.600m2”, chị Nhung cho biết.

Theo chị Nhung, quy trình chăm bón cây trồng trong nhà màng đều sử dụng công nghệ như tưới tự động, quạt điều hòa không khí, sử dụng các loại phân bón hữu cơ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. “Quá trình sản xuất, chúng tôi không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng các biện pháp bẫy côn trùng hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để bảo bảo an toàn cho mọi người”, chị Nhung cho hay.

Cũng theo chị Nhung, trồng dưa lưới trong nhà màng sẽ giúp cây trồng phát triển tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập. Trái dưa lưới được đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. “Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc tỉ mỉ, người trồng phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công”, chị Nhung bộc bạch...

Khu dưa lưới có trái cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 . Ảnh: Tâm Phùng.

Khu dưa lưới có trái cung cấp cho thị trường vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 . Ảnh: Tâm Phùng.

Hiện khu nhà màng của gia đình chị Nhung đang tập trung chăm bón rau xanh các loại để kịp phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Chị Nhung cũng cho biết đang xây dựng khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tổng hợp tại phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn). Mục tiêu dự án là hình thành mô hình công nghệ cao, xây dựng nhà lưới sản xuất rau, quả an toàn VietGAP.

“Bước đầu tôi sẽ bán ra thị trường cho người dân trên địa bàn và khuyến khích mọi người xuống trực tiếp tại vườn để hái và lựa chọn sản phẩm theo sở thích nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu của mô hình. Tôi cũng mong muốn người tiêu dùng được mua sản phẩm với giá tốt nhất và trực tiếp tham quan mô hình sản xuất sạch của gia đình chứ không muốn bán buôn”, chị Nhung tâm sự.

Đến nay, những lứa rau, dưa đầu tiên của chị Nhung đã cho thu hoạch, đạt hiệu quả cao. “Từ lúc triển khai đến này đã cho thu hoạch 3 vụ rau. Chúng tôi cũng đã tạo công ăn việc làm cho 7 lao động trên địa bàn. Dù mức thu nhập hàng tháng của lao động chỉ mới 4 triệu đồng, chưa cao, nhưng chắc chắn qua mỗi vụ rau thu nhập của mọi người sẽ tăng lên”, chị Nhung tin tưởng.

Tâm Phùng

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm