Thứ sáu, 26/04/2024 | 18:04 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 15:57, 12/10/2020

Tham vọng đưa châu chấu vào thực đơn của nhân loại

Từ loài côn trùng gây đại dịch trong Kinh thánh, châu chấu trở thành protein và hiện một doanh nghiệp của Israel đang muốn biến nó thành loại thực phẩm bền vững.

Hướng tới chứng chỉ Kosher

Ông Tamir nếm thử sản phẩm châu chấu chiên. Ảnh: AFP

Ông Tamir nếm thử sản phẩm châu chấu chiên. Ảnh: AFP

Chứng chỉ Kosher là một tiêu chuẩn quan trọng trong ngành thực phẩm của người Do Thái, được các doanh nghiệp mong muốn sở hữu như một sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là những phân khúc khách hàng là người Do Thái, theo đạo Thiên chúa và đạo Hồi. Ngoài ra, trước mối lo ngại nguồn thực phẩm bị ô nhiễm thì thế giới ngày càng xuất hiện những người ăn chay, nhóm khách hàng quan tâm đến hệ sinh thái… được định giá có tiềm năng thị trường hàng tỷ USD mỗi năm đang hướng tới tiêu dùng loại thực phẩm có chứng nhận này.

Đến nay để trả lời câu hỏi côn trùng có phải là một loại thực phẩm đạt tiêu chuẩn Kosher hay không, vẫn không hề đơn giản bởi câu chuyện này luôn bị chia rẽ suốt 500 năm qua tại Israel.

Trong cuốn Exodus- quyển sách thứ hai trong Kinh thánh, châu chấu xuất hiện trong Kinh Cựu ước như một trong mười đại dịch bệnh dịch giáng xuống người Ai Cập cổ đại để buộc Pharaoh trả tự do cho người Do Thái gốc Phi khỏi ách nô lệ. Còn trong cuốn Leviticus- quyển sách thứ ba trong Kinh thánh cũng có đoạn nói rằng có một số loài châu chấu có thể ăn được.

Và bằng chứng là người Do Thái ở Yemen và Bắc Phi đã ăn châu chấu trong suốt nhiều thế hệ, nhưng người Do Thái ở châu Âu hoặc nhập cư tới Israel thì vẫn không.

Tại trang trại của công ty Hargol Foodtech ở cao nguyên Golan vốn là một khu đất hình chữ nhật, từng được sử dụng để nuôi nhốt gà công nghiệp, nay đã biến thành nơi sinh sôi của hàng nghìn bầy châu chấu.

Loài côn trùng có sức tàn phá khủng khiếp mùa màng này hiện đang được nuôi trong những khu nhà lưới được kiểm soát khí hậu một cách khắt khe. Chúng được phục vụ các bữa ăn là cỏ hoặc lúa mì trong suốt vòng đời ba tháng, trước khi được trữ trong kho lạnh để đưa vào thực đơn và trở thành các món đặc sản khác nhau.

Giám đốc điều hành công ty Hargol, ông Dror Tamir hồi tưởng: Ngay từ khi còn là một cậu bé, ông đã được nghe những câu chuyện về đại dịch chấu tàn phá những cánh đồng của hợp tác xã nơi ông sinh sống từ những năm 1950. Tuy nhiên, những người Do Thái sống ở Yemen lại không coi châu chấu là một loài dịch hại tàn phá mùa màng mà là nguồn dinh dưỡng có thể ăn được.

Khởi nghiệp châu chấu

Sau này, khi Tamir trở thành một nhà kinh doanh thực phẩm và dinh dưỡng, ông đã đặc biệt quan tâm đến những chi phí về môi trường để làm ra nguồn protein động vật đủ cung cấp cho dân số thế giới ngày một tăng lên.

Nhân viên công ty Hargol cho châu chấu ăn tại một trang trai ở Kidmat Tzvi. Ảnh: AFP

Nhân viên công ty Hargol cho châu chấu ăn tại một trang trai ở Kidmat Tzvi. Ảnh: AFP

Và ý tưởng lập ra một công ty mang tên Hargol, theo tiếng Do Thái có nghĩa là châu chấu ra đời từ cách nay sáu năm rưỡi, sau khi ông Tamir nhận ra côn trùng chính là một giải pháp. Mục tiêu của start-up này là sẽ trở thành "công ty đầu tiên trên thế giới nuôi châu chấu quy mô thương mại và cung cấp cho thế giới nguồn dinh dưỡng lành mạnh và bền vững hơn".

Ram Reifen, giáo sư dinh dưỡng thuộc Đại học Hebrew (Israel) cũng nhất trí cao với ý tưởng của ông Tamir vì cho rằng, hành tinh của chúng ta đang đối mặt với vô vàn thách thức trong quá trình phát triển chuỗi thực phẩm.

Công ty của ông Dror Tamir đang hướng sản phẩm của mình đến thị trường Mỹ và châu Âu với sản phẩm thanh năng lượng làm từ châu chấu và châu chấu nướng đóng hộp quết mật ong. Ảnh: TOI

Công ty của ông Dror Tamir đang hướng sản phẩm của mình đến thị trường Mỹ và châu Âu với sản phẩm thanh năng lượng làm từ châu chấu và châu chấu nướng đóng hộp quết mật ong. Ảnh: TOI

Hy vọng có thể đưa châu chấu vào nền ẩm thực chính thống của Israel bằng cách nhận được chứng nhận “thực phẩm Kosher” cho loài vật nuôi của mình sau khi được giáo sĩ tối cao Eliezer Simcha Weisz đánh giá, sự đóng góp của châu chấu đối với ẩm thực Do Thái là "một điều tuyệt vời" và nó có thể là loại thực phẩm của tương lai.

Ông Tamir - Giám đốc điều hành Hargol

“Với quy mô dân số Trái đất dự kiến ​​sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050, việc chăn nuôi gia súc để lấy thịt sẽ ngày càng trở nên không bền vững, do cần phải có đủ nguồn tài nguyên đất và nước khổng lồ. Đó chính là nỗi lo sợ sẽ khan hiếm nguồn protein trong tương lai”, ông Reifen nói.

Nghiên cứu của công ty Hargol cho thấy, châu chấu nguyên con (chưa qua chế biến) chứa tới hơn 70% protein và có đầy đủ các loại axit amin, cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác. Hai cái thiếu ở loại thực phẩm này là chất béo bão hòa và cholesterol. "Nhìn chung thực phẩm châu chấu có cả những thứ tốt và những thứ không tốt", ông Tamir cho hay.

Theo các kết quả khảo sát của Hargol, thế giới hiện có khoảng 2,5 tỷ người - chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển - tiêu thụ côn trùng như một phần của chế độ dinh dưỡng hằng ngày, trong đó châu chấu là loài chiếm tỷ lệ lớn.

Tuy nhiên, ông Tamir cho biết, "quá trình tiếp thị loại thực phẩm này nhắm đến thực khách ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu thì công ty của ông đã gặp rất nhiều rào cản vì yếu tố 'ghê răng’ do thói quen của người dân khu vực này".

Hiện đội ngũ chuyên gia công ty Hargo đang chế biến sâu thực phẩm châu chấu thành dạng bột, làm bánh hay sinh tố để có thể dễ dàng pha trộn với thành nhiều loại thực phẩm khác nhau nhằm hướng đến nhiều thị phần.

Kim Long

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm