Chủ nhật, 15/12/2024 | 01:47 GMT +7
Sơn La có diện tích đất canh tác lớn với nhiều vùng tiểu khí hậu là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng với sự đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi. Những năm gần đây, Sơn La đã và đang trở thành một “Hiện tượng nông nghiệp” khi được coi là vựa nông sản của miền Bắc.
Để tận dụng và gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác; thâm canh tăng vụ, luân canh cây trồng – trồng xen, trồng gối vụ tăng diện tích cây trồng vụ Đông Xuân góp phần tăng thêm giá trị ngành nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền về các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, các kế hoạch sản xuất cây trồng vụ đông 2020 của Sở NN-PTNT để người dân yên tâm tham gia mở rộng diện tích sản xuất.
Đối với công tác chuyên môn, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo, quản lý, giám sát, tổ chức hướng dẫn về cơ cấu giống, kỹ thuật sản xuất, thời vụ gieo trồng, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng chống rét cho các loại cây trồng; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch sản xuất bảo đảm kịp thời, hiệu quả...
Việc triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2020 – 2021 có nhiều thuận lợi khi nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các cơ quan chuyên môn, sự đồng thuận của bà con nhân dân, các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông nghiệp ở địa phương hưởng ứng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các cơ quan chức năng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại khi việc sản xuất của người dân vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ thiếu sự tập trung, một số vùng còn sản xuất theo phương thức cũ, đơn giản dẫn đến hiệu quả chưa cao; chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đồng đều thiếu tính cạnh tranh khi đưa ra thị trường.
Nhằm giải quyết vấn đề này, rất nhiều giải pháp được địa phương đưa ra như: Tập trung khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển cây trồng theo hướng an toàn và chất lượng cao; tăng cường kiểm tra và có các biện pháp khắc phục những công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi để tận dụng tối đa nguồn nước phục vụ cho sản xuất vụ Đông Xuân, đặc biệt bảo đảm đủ nhu cầu nước cho cây trồng trong các giai đoạn nhạy cảm và tiêu thoát nước tốt khi gặp mưa bão gây ngập úng; tăng cường cải tạo đất ngoài đồng ruộng, bón phân hữu cơ để tăng kết cấu đất...
Việc chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất rất quan trọng và được cơ quan chuyên môn chỉ đạo chặt chẽ như: Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hướng dẫn người dân quy trình trồng và chăm sóc cho cây đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; bố trí cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng phù hợp và các biện pháp phòng, chống rét, sương muối cho cây trồng vụ Đông Xuân.
Công tác chỉ đạo chuyển đổi các diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng loại cây trồng khác cho quả kinh tế; kiểm tra giám sát chất lượng, giá cả vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chủ động vật tư thiết yếu cho sản xuất Đông Xuân 2020 2021 luôn được duy trì.
Để tăng cường sự liên kết giữa các hộ cá nhân, HTX sản xuất với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giải pháp hướng dẫn thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện nhằm hình thành nên các khu vực, vùng sản xuất tập trung giúp khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương và liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cho người nông dân. Ngoài ra, công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm và chủ động phòng trừ kịp thời loại sinh vật gây hại để không làm ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
Sản xuất nông nghiệp Sơn La tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát huy lợi thế tiềm năng tạo được bước đi mang tính đột biến.
Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.
HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.
HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
THÁI NGUYÊN Do hợp thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu, quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt, có vị bùi, béo, thơm, chắc thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác.