Thứ bảy, 23/11/2024 | 10:23 GMT +7
Mô hình trồng rau CNC ở Sóc Trăng |
Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, ứng dụng CNC trong các mô hình sản xuất nhỏ nhưng có triển vọng. Trong trồng trọt có 47 nhà lưới bán kiên cố trồng rau màu với diện tích 3,67ha và 4 mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây ăn trái với diện tích 2ha; chăn nuôi có 12 trang trại nuôi gà ứng dụng công nghệ cao quản lý khép kín hoàn toàn, trong đó 1 trại bò có tổng đàn gần 200 con và 1 dự án chăn nuôi heo giống quy mô 1.500 con ứng dụng công nghệ Hà Lan.
Đặc biệt trong thủy sản đã ứng dụng mô hình tự động quản lý môi trường nước ao tôm, sử dụng chế phẩm sinh học, quy trình tuần hoàn tái sử dụng nước để giảm sức tải môi trường, nuôi tôm 2 giai đoạn có lót bạt và khu SX giống thủy sản an toàn khép kín đạt chuẩn GMB của Tập đoàn Việt Úc, quy mô 5 tỷ con giống/năm.
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận xét: Các tổ chức hợp tác nuôi tôm ở Sóc Trăng chưa nhiều, hiệu quả hoạt động chưa cao nên khó liên kết với doanh nghiệp vào đầu tư ứng dụng CNC. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tổ chức sản xuất, bởi nếu không, sẽ rất khó ứng dụng CNC để tăng năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và kết nối cung - cầu thông qua liên kết chuỗi giá trị ngành tôm”.
Đối với ứng dụng CNC trong SX lúa, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ nhận định: Sóc Trăng đã làm cuộc cách mạng CNC trên cây lúa rất thành công khi nghiên cứu, phóng thích các dòng lúa thơm đặc sản. Tuy nhiên, khi nói đến CNC, chúng ta mới đầu tư sản xuất thôi là chưa đủ, mà còn làm cả khâu chế biến, bảo quản nữa. Tỉnh cần kêu gọi đầu tư sâu hơn để trong thời gian tới sẽ hình thành những khu công nghiệp lúa gạo…
TS Trần Du Lịch, thành viên Ban cố vấn của Chính phủ cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam chính là ở khâu tổ chức sản xuất. Nếu Sóc Trăng không tập hợp các hộ nhỏ lẻ thành HTX, tổ hợp tác; không có chính sách đất đai phù hợp để hình thành những trang trại và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thì khó có thể ứng dụng CNC vào sản xuất...
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.