Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 10:46, 15/12/2023

Nhãn hiệu tập thể khẳng định 'chủ quyền' nông sản

YÊN BÁI Sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như được khẳng định chủ quyền, chỗ đứng riêng.

Được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đầu năm 2023, sản phẩm miến đao Quy Mông, xã Quy Mông (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đã khẳng định được uy tín chất lượng ở thị trường trong nước. Đặc biệt trong tháng 7 vừa qua, miến đao Quy Mông được lựa chọn là một trong 10 sản phẩm tiêu biểu đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường Anh.

Sản phẩm miến đao Quy Mông được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2023. Ảnh: Thanh Tiến.

Sản phẩm miến đao Quy Mông được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2023. Ảnh: Thanh Tiến.

Những năm qua, xã Quy Mông coi trọng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, mở rộng vùng sản xuất chuyên canh giá trị cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo thương hiệu và nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 sản phẩm miến đao của Hợp tác xã (HTX) Việt Hải Đăng và HTX Khởi nghiệp xanh Toàn Nga đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Bà Phùng Thị Tuyền - Giám đốc HTX Việt Hải Đăng cho biết, sau khi sản phẩm miến đao Quy Mông được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, HTX đã tiếp tục đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP, trang bị thêm máy móc hiện đại để chế biến sản phẩm. Đặc biệt quan tâm thiết kế bao bì, tem nhãn nhằm nâng cao chất lượng, hình ảnh sản phẩm, giữ vững thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường, đưa sản phẩm vươn xa. 

Ông Trần Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết, mục tiêu của xã là khi có nhiều hộ làm miến đao sẽ thành lập làng nghề chế biến bột đao và miến đao, nâng cấp sản phẩm OCOP miến đao Quy Mông từ 3 sao lên 4 sao. Xã phấn đấu đến năm 2025 có thêm các cơ sở sản xuất miến, xây dựng thêm sản phẩm miến đao đạt tiêu chuẩn OCOP để tạo uy tín cho các sản phẩm và vùng nguyên liệu địa phương, nâng cao thu nhập từ chính sản phẩm nông nghiệp.

Việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ tạo uy tín cho sản phẩm và vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị thu nhập. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ tạo uy tín cho sản phẩm và vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị thu nhập. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong năm 2023, huyện Trấn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho 3 sản phẩm của các HTX tiêu biểu. Đây cũng là sự kỳ vọng của các hộ dân đối với vùng nguyên liệu và sản phẩm do mình làm ra. Đồng thời, thể hiện sự đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm trong việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Nguyễn Thành Lê - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết, việc các sản phẩm “Gà đồi Trấn Yên”, “Mật ong Trấn Yên” và “Miến đao Quy Mông” được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là tiền đề quan trọng để các sản phẩm tiếp tục khẳng định vị thế, hình ảnh, giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh thương mại khốc liệt, các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định có nguy cơ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhưng kém chất lượng, hoặc sản phẩm gắn nhãn hiệu giả mạo. Ngoài ra, thị trường cũng đòi hỏi ngày càng cao về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như được khẳng định chủ quyền, chỗ đứng riêng.

Việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như khẳng định chủ quyền, chỗ đứng riêng cho sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như khẳng định chủ quyền, chỗ đứng riêng cho sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Trần Đức Hợp - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái cho biết: Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nhãn hiệu tập thể giúp bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ. Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai công tác xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. 

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Yên Bái đã xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho nhiều sản phẩm như: Gạo nếp Lếch (xã Bảo Ái, huyện Yên Bình); rượu thóc La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải); hoa hồng Mù Cang Chải; chè shan tuyết Púng Luông (huyện Mù Cang Chải); nếp Lẩu Cáy (huyện Trạm Tấu); gà đồi Trấn Yên, miến đao Quy Mông (huyện Trấn Yên)... 

Yên Bái chú trọng xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản để mở rộng thị trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Yên Bái chú trọng xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản để mở rộng thị trường. Ảnh: Thanh Tiến.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái cũng đã có rất nhiều sản phẩm được bảo hộ về sở hữu trí tuệ dưới các hình thức nhãn chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã trở thành động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương với giá bán được tăng lên khoảng 15 - 20%. Bên cạnh đó, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, thời gian tới, các ngành chức năng của tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị, thương hiệu của các sản phẩm. Chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý, sử dụng tem, nhãn đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hội sản xuất, người dân mở rộng quy mô sản xuất cho các sản phẩm; mở rộng thị trường và tiếp cận các thị trường mới...

Thanh Tiến

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.

Xem Thêm