Thứ năm, 19/09/2024 | 20:04 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 18:05, 07/07/2024

Doanh nghiệp trả thưởng cho hộ dân sản xuất quế hữu cơ

YÊN BÁI Phong trào sản xuất quế hữu cơ ngày càng phát triển mạnh bởi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tạo ra vùng nguyên liệu chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Phong trào sản xuất quế hữu cơ ngày càng được người dân ở huyện Văn Yên hưởng ứng thực hiện. Ảnh: Thanh Tiến.

Phong trào sản xuất quế hữu cơ ngày càng được người dân ở huyện Văn Yên hưởng ứng thực hiện. Ảnh: Thanh Tiến.

Doanh nghiệp đồng hành xây dựng vùng quế hữu cơ

Thời gian qua, phong trào sản xuất quế hữu cơ tại huyện Văn Yên (Yên Bái) - “chợ quế” lớn nhất Việt Nam diễn ra sôi nổi. Đến nay, toàn huyện đã quy hoạch vùng trồng quế tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ với diện tích trên 35.000ha; diện tích quế được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế đạt trên 11.000ha, dự ước đến cuối năm 2024 sẽ tăng lên 15.000ha.

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, các nhà khoa học, sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp đã tạo sự thay đổi tích cực về nhận thức của nông dân về sản xuất quế hữu cơ.

Ông Lê Văn Long, Trưởng phòng Dự án (Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà) chia sẻ, Công ty thường xuyên đào tạo, tập huấn cho nông dân về cách thức canh tác, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, tăng giá trị. Ví dụ trước đây người dân chưa biết tạo ra sản phẩm quế sáo, Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân để họ biết sản xuất quế sáo, làm tăng giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, Công ty cũng xây dựng hệ thống đại lý đến tận từng thôn, bản để tạo điều kiện thuận lợi thu mua sản phẩm cho người dân; đào tạo cho người thu mua có kiến thức, kỹ năng liên quan đến đánh giá chất lượng quế để ngoài việc thu mua, họ còn là người trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách làm ra sản phẩm đạt chất lượng.

Các doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động các hộ dân trồng quế theo quy trình hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Các doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền vận động các hộ dân trồng quế theo quy trình hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Tại nhà máy chế biến, Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, vùng nguyên liệu quế Văn Yên mà Công ty ký kết bao tiêu đã đạt chứng nhận Organic theo tiêu chuẩn Mỹ và đạt tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững. Đây là những tiêu chuẩn rất cao của ngành nông nghiệp.

Hiện nay, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đã xây dựng được vùng quế hữu cơ khá lớn, hiện đã ký kết hợp tác với khoảng 11.600 hộ nông dân với gần 6.000ha đạt chứng nhận tiêu chuẩn của Mỹ và EU.

Để phát triển bền vững, Công ty xây dựng chuỗi từ hộ nông dân, hệ thống đại lý, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Trước tiên, Công ty đào tạo, tập huấn cho nông dân về nguyên tắc sản xuất quế hữu cơ từ trên đồi đến nhà máy chế biến; hướng dẫn các biện pháp thu hoạch, bảo quản và vận chuyển để không bị lây nhiễm chéo, tránh tình trạng có thể trên đồi đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ nhưng trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, sơ chế do người dân không biết hoặc chủ quan khi để sản phẩm đạt chứng nhận lẫn với sản phẩm không đủ tiêu chuẩn.

Đặc biệt, Công ty có các chính sách trả thưởng thêm cho người dân nếu tạo ra sản phẩm đạt chất lượng để bán cho nhà máy. Hàng năm, Công ty thực hiện chi trả cho nông dân vùng dự án từ 3 - 5 tỷ đồng tiền thưởng. Ngoài ra, còn có có các hoạt động hỗ trợ nông dân các điều kiện cần thiết để bà con có sản phẩm đạt chất lượng. Đơn cử như việc cấp phát miễn phí dây buộc trắng và bao bì không nhiễm hóa chất đến tận từng hộ dân để sản phẩm quế không bị lây nhiễm chéo hóa chất.  Thường xuyên tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ các bể nước sạch, tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có các chính sách trả thưởng thêm cho người nông dân khi tạo ra sản phẩm quế đạt chất lượng. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà có các chính sách trả thưởng thêm cho người nông dân khi tạo ra sản phẩm quế đạt chất lượng. Ảnh: Thanh Tiến.

Đối với hệ thống đại lý, Công ty cho cán bộ cùng đi thu mua đến từng hộ dân và đào tạo, tập huấn cho tất cả các đại lý, hàng năm tổ chức đánh giá nội bộ xem có đủ năng lực kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm khi thu mua không.

Phấn đấu đến năm 2025 có 35.000ha quế hữu cơ

Cũng theo ông Lê Văn Long, hiện nay thị trường xuất khẩu quế ngày càng khắt khe hơn, đặc biệt là  những thị trường khó tính như Mỹ, EU. Đối với các thị trường cấp thấp như Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc..., các chỉ tiêu chất lượng đầu vào cũng đòi hỏi ngày càng cao.

Hiện nay, có 2 vấn đề chính mà ngành sản xuất quế cần phải quan tâm là vấn đề tồn dư hóa chất và hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm.

Chính vì vậy, trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất đối với quế, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thường xuyên hướng dẫn nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh hại và không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong danh mục. Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu để đảm bảo không bị nhiễm chéo giữa các hộ dân sản xuất hữu cơ và không áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ.

Thị trường xuất khẩu quế ngày càng đòi hỏi khắt khe, do vậy trồng quế hữu cơ là con đường tất yếu. Ảnh: Thanh Tiến.

Thị trường xuất khẩu quế ngày càng đòi hỏi khắt khe, do vậy trồng quế hữu cơ là con đường tất yếu. Ảnh: Thanh Tiến.

Về vấn đề tồn dư kim loại nặng, đây là một trong những vấn đề lớn với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Vì vậy cần phải phối hợp xây dựng một đề án nghiên cứu sâu về việc giảm kim loại nặng trong sản phẩm quế, từ đó có các phương án, giải pháp kỹ thuật để tiến hành đào tạo, tập huấn, hướng dẫn bà con áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn. Chỉ có như vậy mới có thể thể xuất khẩu sản phẩm một cách bền vững.

Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, mục tiêu của huyện sẽ tiếp tục nâng cao sản lượng, chất lượng các sản phẩm từ quế, từng bước hướng tới các thị trường khó tính để nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.

Theo ông Kiên, để mở rộng vùng nguyên liệu quế hữu cơ, đạt các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế là câu chuyện không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần cả quá trình lâu dài từ khâu lựa chọn giống, thâm canh, chăm sóc, sơ chế. Hộ dân, vùng sản xuất được cấp chứng chỉ hữu cơ phải trải qua quy trình lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm vùng đệm, đất, nước, vỏ, lá quế… một cách nghiêm ngặt. Một đơn vị độc lập sẽ kiểm nghiệm để cấp chứng nhận, tỉnh Yên Bái hỗ trợ 100% kinh phí thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã và đang ký kết với người dân tự xây dựng cùng nguyên liệu quế hữu cơ để xuất khẩu.

Huyện Văn Yên phấn đấu đến hết năm 2025 có 35.000ha quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Huyện Văn Yên phấn đấu đến hết năm 2025 có 35.000ha quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Hiện nay, chứng nhận hữu cơ được cấp trực tiếp cho hộ dân, tuy nhiên đến năm 2025, quế hữu cơ vào thị trường Mỹ và EU phải có chứng nhận tập thể. Chính vì vậy, các yêu cầu về vùng nguyên liệu quế sẽ đòi hỏi cao hơn, phải có sự phối hợp chung của tất cả các hộ dân trong một vùng sản xuất chứ không chỉ thực hiện đơn lẻ từng hộ dân.

Thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục vận dụng các chương trình, chính sách như Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh Yên Bái, các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu quế hữu cơ trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX khảo sát và xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ để phục vụ xuất khẩu.

Thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục tổ chức các lễ hội quế, các hội thảo chuyên đề về quế để tìm các giải pháp phát triển sản phẩm quế Văn Yên bền vững, theo hướng nâng cao giá trị với mục tiêu khẳng định thương hiệu "Quế Văn Yên" trên thị trường quốc tế; đưa các sản phẩm quế Văn Yên vào các thị trường cao cấp. Phấn đấu đến hết năm 2025, toàn huyện có 35.000ha quế hữu cơ.

Thanh Tiến

Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai

Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai

QUẢNG NINH Hiện nay, nông sản 'xanh', sản xuất theo hướng hữu cơ đang được nhiều người đón nhận. Thế nhưng việc mở rộng sản xuất vẫn là bài toán còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển gia vị hữu cơ để tham gia thị trường tỷ đô

Phát triển gia vị hữu cơ để tham gia thị trường tỷ đô

Thị trường gia vị hữu cơ thế giới có quy mô lớn. Đây là cơ hội cho ngành gia vị Việt Nam phát triển các loại gia vị hữu cơ xuất khẩu.

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Áp dụng nông nghiệp tuần hoàn, chị Hạnh đã tận dụng nguồn phân hữu cơ chất lượng từ trang trại gà để trồng dưa lưới với chất lượng sản phẩm tuyệt hảo.

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

GIA LAI Nhờ trồng theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông đã gần 30 năm nhưng vẫn rất sung sức, năng suất cao và ổn định, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt hàng trước.

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác lúa 'thuận thiên' theo hướng hữu cơ ở ĐBSCL, có thể giảm phát thải được gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Vĩnh Phúc Theo chị Nguyễn Thị Thanh, sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ không có gì quá phức tạp, yếu tố then chốt để thành công là sự kiên trì và nghiêm túc.

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Cà Mau Mật ong U Minh Hạ là sản phẩm mật ong nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, đã khẳng định được chất lượng trên thị trường.

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Kiên Giang Chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ngoài tăng thêm giá trị về kinh tế nông dân còn trả món nợ về môi trường sau quá trình dài sử dụng phân, thuốc hóa học.

Xem Thêm