Thứ ba, 05/11/2024 | 16:29 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 15:23, 17/10/2023

Doanh nghiệp 'khát' cà phê hữu cơ

QUẢNG TRỊ Nhiều doanh nghiệp đang rất cần nguồn cung cà phê hữu cơ. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều hộ dân tại Hướng Hóa (Quảng Trị) đang dần chuyển sang canh tác cà phê hữu cơ.

Một ngày đầu tháng 10/2023, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Thương mại Chamlife Group có trụ sở tại Hà Nội đến xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) để khảo sát vùng trồng cà phê đặc sản tại đây.

Bà Anh cho biết, mỗi năm, Công ty xuất khẩu sang thị trường các nước Úc, Singapore, Indonesia 500 tấn cà phê nhân xanh. Đối tác của Chamlife Group là các khách hàng khó tính, yêu cầu ngày càng cao với sản phẩm cà phê của Việt Nam. Họ đang tìm kiếm nguồn cung các sản phẩm cà phê hữu cơ với số lượng lớn.

Nhiều vườn cà phê tại Hướng Hóa được chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ. Ảnh: Võ Dũng.

Nhiều vườn cà phê tại Hướng Hóa được chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ. Ảnh: Võ Dũng.

“Chúng tôi rất muốn tìm được nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của các đối tác. Khách hàng cà phê, đặc biệt là cà phê xuất khẩu rất coi trọng chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Tôi hi vọng người trồng cà phê Hướng Hóa sẽ chuyển dần sang phương thức canh tác hữu cơ để các doanh nghiệp có nguồn cung ổn định. Đây cũng là tiền đề để sản phẩm cà phê Hướng Hóa ngày càng rộng đường xuất khẩu, nâng cao giá trị”, bà Anh mong muốn.

Trước nhu cầu của doanh nghiệp, vài năm lại đây, nhiều nông hộ trồng cà phê tại Hướng Hóa cũng đã chuyển hướng canh tác. Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tại địa phương cũng đang đồng hành với người trồng cà phê.

Ông Nguyễn Duy Phương, xã viên HTX Nông nghiệp Sinh thái bốn phương tại xã Hướng Phùng cho biết, gia đình ông hiện có 2ha cà phê đã được trồng theo hướng hữu cơ. Trước đây, cũng trên diện tích này, những cây cà phê arabica canh tác theo phương thức truyền thống, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV dù cho năng suất cao giai đoạn đầu nhưng rất nhanh thoái hóa. Sau khi tiếp cận thông tin từ các chương trình tập huấn, ông Phương quyết định chuyển sang trồng cà phê theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng xen sầu riêng làm bóng mát.

“Vỏ cà phê được chúng tôi xử lý bằng nấm Trichoderma để ủ phân. Khi cây bị nhiễm bệnh thì phun bằng các chế phẩm sinh học đối kháng được chế từ bồ hòn, ớt, tỏi, gừng... Nhìn chung, cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, vườn cà phê gần 3 năm tuổi của gia đình tôi đã bắt đầu cho quả bói”, ông Phương phấn khởi.

Cũng theo ông Phương, hiện nay người dân đã ý thức được lợi ích của việc trồng cà phê theo hướng hữu cơ an toàn cho cả người trồng lẫn người sử dụng, thị trường ổn định, giá bán cao hơn so với phương thức canh tác thông thường. Nhiều hộ dân đã bỏ tập quán canh tác cũ, chuyển sang trồng cà phê theo hướng hữu cơ.

“Hiện nay, HTX Nông nghiệp Sinh thái bốn phương đã liên kết với 50 hộ dân trồng trên 70ha cà phê theo hướng hữu cơ. HTX cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con với giá cao hơn thị trường nên người trồng cà phê rất phấn khởi”, ông Phương cho biết thêm.

Doanh nghiệp đang rất cần nguồn cung nguyên liệu cà phê hữu cơ để chế biến, xuất khẩu. Ảnh: Võ Dũng.

Doanh nghiệp đang rất cần nguồn cung nguyên liệu cà phê hữu cơ để chế biến, xuất khẩu. Ảnh: Võ Dũng.

Tại huyện Hướng Hóa, Công ty TNHH  cà phê Ta Lư Khe Sanh hiện đang liên kết trồng 100ha cà phê chất lượng cao với hơn 50 hộ dân. Theo bà bà Nông Thị Hanh, Giám đốc Công ty, để nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, hướng tới xuất khẩu với sản lượng lớn, phải có vùng nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn.

Tuy nhiên, cái khó khi chuyển sang trồng cà phê hữu cơ chính là tư duy của một số nông hộ trồng cà phê chưa kịp bắt nhịp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và người dân hiện cũng chưa được tiếp cận nhiều với phương thức canh tác này.

“Chúng tôi rất mong có những cơ quan, tổ chức có thể hỗ trợ bà con nông dân ở đây tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững để có nguồn hàng ổn định”, bà Hanh chia sẻ.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 3,7 nghìn ha cà phê, tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, trong đó có 145ha cà phê chất lượng cao, đặc sản. Tuy nhiên, địa phương này hiện mới chỉ có khoảng 5ha đang được hỗ trợ chuyển đổi sang cà phê hữu cơ. Theo kế hoạch, đến năm 2030, Quảng Trị phấn đấu có 500ha cà phê hữu cơ, 150ha cà phê đặc sản chất lượng cao.

Võ Dũng

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

Những giống lúa bản địa của người Mường đang dần biến mất

HÒA BÌNH Bà Bùi Thị Thượng - nông dân ở xã Vân Sơn (huyện Tân Lạc) vẫn còn nhớ như in chuyện mình được đi Ý hai lần để dự hội nghị hữu cơ thế giới.

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

Người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát

TRÀ VINH Anh Trang Tấn Tài ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là người tiên phong trồng na Thái trên đất giồng cát theo hướng hữu cơ, đạt trọng lượng tối đa nửa kg mỗi quả.

Xây dựng vựa rau quả sạch ở vùng cao

Xây dựng vựa rau quả sạch ở vùng cao

YÊN BÁI Những năm gần đây, huyện Mù Cang Chải đang biến những bất lợi về khí hậu, đất đai thành lợi thế để sản xuất nông sản sạch trái vụ, cho hiệu quả kinh tế cao.

Vườn bưởi để mặc sức cho cỏ mọc

Vườn bưởi để mặc sức cho cỏ mọc

BÌNH PHƯỚC Sau khi chuyển đổi thành công quy trình canh tác vườn bưởi da xanh từ truyền thống sang hữu cơ, những trái bưởi ngon hơn hẳn. Ông cảm thấy lòng nhẹ nhõm và rất vui.

Xem Thêm