Thứ sáu, 22/11/2024 | 21:27 GMT +7
- 4kg gạo nếp
- 1kg đỗ xanh
- 1kg thịt ba chỉ
- Muối, tiêu
- 40 - 50 lá dong
- 2 bó dây lạt giang
- Khuôn gói bánh chưng (1 khuôn to và 1 khuôn nhỏ)
- Bước 1: Gạo nếp (chọn loại nếp cái hoa vàng, hạt to tròn đều) ngâm qua đêm hoặc ngâm nước lạnh 6 - 8 giờ đồng hồ. Sau đó vo sạch rồi bóp với một chút muối hạt.
- Bước 2: Đỗ xanh ngâm nước lạnh 2 tiếng. Sau đó vo sạch vỏ rồi cho lên nồi, thêm một xíu muối hạt, nấu chín hoặc đồ chín. Sau đó đánh nhuyễn đỗ rồi nắm đỗ thành từng nắm vừa tay.
- Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch. Thái miếng dài 5 - 6cm, dày 1 - 2cm. Sau đó ướp thịt với một ít muối và hạt tiêu.
- Bước 4: Lá dong rửa sạch cả 2 mặt, lấy khăn lau khô rồi để ráo nước. Sau đó dùng dao cắt sống lá (cắt sát vào lá nhưng không cắt quá sâu tránh làm rách lá).
Lưu ý: Nếu các bạn thích bánh chưng xanh mướt có thể dùng lá riềng giã nhỏ trộn với gạo nếp để bánh có màu xanh mướt từ vỏ đến nhân.
Dưới đây là các bác gói bánh chưng Tết bằng khuôn lớn và khuôn bé:
Bước 1: Xếp 2 lá dong chiều phải úp xuống dưới sao cho nửa mặt lá dong này đè lên nửa mặt lá dong kia và ngược chiều nhau. Đặt tiếp 2 lá dong mặt phải hướng lên trên vuông góc với 2 lá trước. Úp ngược khuôn nhỏ vào giữa.
Bước 2: Lần lượt gói lá dong theo sát mép khuôn nhỏ, từ trái qua phải.
Bước 3: Đặt khuôn to lồng vào khuôn nhỏ vừa gói rồi nhấc khuôn bé ra ngoài, sau đó mở lá dong ra là đã tạo hình được khuôn bánh lá dong.
Bước 4: Múc 1 bát con gạo nếp đổ vào khuôn, dàn đều. Tách nắm đỗ xanh làm đôi, 1 nửa nắm đặt vào giữa rồi dàn đều. Tiếp đến cho 1 - 2 miếng thịt ba chỉ vào giữa. Bóp tiếp 1 nửa nắm đỗ còn lại, dàn đều. Múc 1 bát con gạo phủ kín lên trên.
Bước 4: Múc 1 bát con gạo nếp đổ vào khuôn, dàn đều. Tách nắm đỗ xanh làm đôi, 1 nửa nắm đặt vào giữa rồi dàn đều. Tiếp đến cho 1 - 2 miếng thịt ba chỉ vào giữa. Bóp tiếp 1 nửa nắm đỗ còn lại, dàn đều. Múc 1 bát con gạo phủ kín lên trên.
Bước 5: Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào, nén chặt tay rồi nhấc khuôn ra một cách nhẹ nhàng.
Bước 6: Buộc lạt xoắn tạo thành chữ thập, chú ý buộc nhẹ tay không làm rách lá, không buộc quá chặt làm bánh bị bục. Buộc 4 lạt cho 1 chiếc bánh chưng.
Bước 1: Gấp đôi 4 lá dong theo chiều dọc. Sau đó gấp 4 lá theo chiều ngang. Đo chiều dài cạnh lòng khuôn rồi đo từ phần gập ngang của lá tới đầu là rồi cắt bỏ phần thừa.
Bước 2: Lấy 2 lạt buộc đặt song song cách nhau khoảng 15cm xuống mặt phẳng sau đó đặt khuôn bánh lên trên 2 lạt.Gấp đôi lá lại, mặt bóng úp vào trong.
Gấp miếng lá vào trong thành hình tam giác rồi dùng tay vuốt tạo nếp. Sau đó mở rộng lá ra, tay trái cố định đầu lá bên trái, tay phải đặt lên miếng lá giữ lá.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn ngược lại đường gấp tam giác vào trong, đồng thời di chuyển tay trái cho lá đứng dậy thành 2 mặt phẳng vuông góc. Xếp lá vào trong khuôn, 3 lá tiếp theo làm tương tự, xếp vào khuôn bánh.
Để bánh không bị bục góc và để được lâu thì bạn có lấy thêm các đầu lá dong được cắt ra xếp xuống dưới và vào các góc.
Bước 3: Xúc 1 bát gạo đổ vào khuôn bánh, dàn đều. Tiếp đến là 1/2 nắm đỗ, 1 - 2 miếng thịt, cho tiếp 1/2 nắm đỗ dàn đều. Cuối cùng là múc tiếp 1 bát gạo phủ đều lên trên.
Bước 4: Đặt 1 miếng lá nhỏ lên trên mặt gạo. Sau đó gập đồng thời 2 bên lớp lá dong vào, tiếp đến là gập đồng thời 2 bên lá dong còn lại và nén nhẹ tay cho bánh chặt.
Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc khuôn ra rồi dùng lạt buộc bánh lại.
- Phần cuống lá lót xuống dưới đáy nồi để luộc bánh không bị dính nồi, khê (có thể thêm phần lá thừa để luộc cho bánh được xanh).
- Xếp bánh vào nồi theo chiều thẳng đứng, khoảng cách bánh khít vào nhau.
- Đổ nước ngập bánh vào nồi và luộc liên tục trong 10 - 12 tiếng. Trong quá trình luộc cần giữ nước ngập bánh liên tục, thấy nước cạn thì bồi thêm nước vào.
- Lửa luộc bánh chưng ngon không quá lớn, luôn giữ đều lửa, liên tục trong cả quá trình luộc.
- Bánh chín vớt ra, cho ngay vào thau nước lạnh, sau đó vớt bánh ra lau sạch nhựa bề ngoài mặt bánh.
- Xếp bánh ra mâm, để chỗ thoáng. Tiếp đó dùng 1 mâm khác đặt lên, đặt vật nặng lên mâm đè lên bánh để phần nước trong bánh chảy ra, giúp chắc bánh. Không đặt quá nặng khiến bánh bị vỡ lòi ra nhìn không đẹp mắt.
- Khi bánh đã nguội hoàn toàn, khô hết nước thì bỏ vật nặng đi, lấy bánh xếp vào chỗ thoáng mát.
Như vậy, chúng ta đã hoàn thành bánh chưng Tết vừa vuông vắn, chắc đẹp để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 sắp đến.
Bà Rịa - Vũng Tàu Gần sát thành phố biển Vũng Tàu, đến làng chài Phước Hải, du khách có thể thỏa thích tận hưởng bầu không khí mát lành cùng món đặc sản hàu sữa ngon khó cưỡng.
Tại lễ hội ẩm thực yến sào Khánh Hòa, các đội thi đã tạo ra các món ăn mới lạ, sáng tạo, hấp dẫn và bổ dưỡng với nguyên liệu chính là yến sào…
HÀ NỘI Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam được tổ chức từ ngày 27 - 29/10.
Đầu năm 2022, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho ra mắt một sản phẩm rất ‘độc lạ’, sữa chua dừa sáp sấy khô giòn tan.
Một điều thú vị là Nam bộ có những loại bánh nếp khá tương đồng với các loại bánh của các nước bạn.
Những ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) chuẩn bị những nguyên liệu ngon nhất Tây Bắc để gói bánh truyền thống.
Cà Mau Tại ngày hội cua Cà Mau sẽ diễn ra cuộc thi ẩm thực với chủ đề “Hương vị cua Cà Mau” kết hợp việc xác lập kỷ lục 69 món chế biến từ cua.
Hà Nội Năm 2022 - 'Ngày của Phở 12-12' bước sang năm thứ 6, với chủ đề Phở Việt - Tinh hoa hội tụ, chương trình sẽ được tổ chức tại Nam Định từ 10-12/12.
Đến Tú Lệ mùa lúa chín nơi đâu cũng thấy thơm mùi cốm mới, mùi hương thơm ngào ngạt của lúa nếp tan. Đó là bí quyết làm cốm của người dân Tú Lệ.