Chủ nhật, 13/04/2025 | 18:01 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 07:30, 25/01/2025

Cá thính Lập Thạch trong mâm cơm Tết

Cá thính Lập Thạch, món ăn dân dã, mang đậm văn hóa làng quê, là phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

Tăng tốc sản xuất

Tại Lập Thạch, nghề làm cá thính đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ như một phần không thể thiếu của văn hóa địa phương. Theo lời kể của người dân, món ăn này xuất phát từ nhu cầu bảo quản thực phẩm trong những ngày đông dài khi cá tươi đánh bắt về quá nhiều mà không thể ăn hết. Người dân đã sáng tạo ra cách ướp muối, kết hợp với thính rang từ ngô, gạo để tạo nên món cá thính độc đáo.

Chị Trần Thị Liên Hoa (41 tuổi, Lập Thạch, Vĩnh Phúc), chủ cơ sở Cá Thính Dũng Hoa – thương hiệu nổi tiếng tại địa phương, cho biết gia đình chị đã làm nghề này từ thời bà nội. “Từ nhỏ chị đã quen với mùi thính, thấy mẹ và bà miệt mài làm cá. Đến giờ, nhà chị đã ba đời gắn bó với nghề làm cá thính”, chị Hoa chia sẻ.

Cơ sở sản xuất của chị Hoa không chỉ cung cấp cá thính cho người dân trong khu vực mà còn là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều thực khách ngoại tỉnh. Ảnh: NVCC. 

Cơ sở sản xuất của chị Hoa không chỉ cung cấp cá thính cho người dân trong khu vực mà còn là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều thực khách ngoại tỉnh. Ảnh: NVCC. 

Cơ sở của chị Hoa chuyên sử dụng các loại cá như cá chim, cá trắm, cá mè, được thu mua từ những vùng quê lân cận như Tiên Lữ, Văn Quán và hồ Vân Trục. Sau khi được sơ chế kỹ lưỡng, cá được tẩm ướp và ủ thính trong thời gian dài để đạt đến hương vị thơm ngon đặc trưng.

Mỗi ngày, cơ sở sản xuất khoảng 90-100kg cá thính, với giá dao động từ 70.000 đến 100.000 đồng/kg, tùy loại cá. Đặc biệt, vào dịp Tết, nhu cầu cá thính tăng cao, không chỉ để ăn mà còn làm quà biếu. “Ngày thường chỉ cần hai người làm là đủ, nhưng làm hàng Tết, chị phải thuê thêm 5-6 người để kịp đơn hàng. Mà phải làm cách đây 2-3 tháng rồi thì cá mới đạt để gửi khách”, chị Hoa nói.

Cá sau khi ướp muối được 'áo' đều một lớp thính để giúp tạo hương vị đặc trưng và giúp bảo quản lâu hơn. Ảnh: Minh Toàn.

Cá sau khi ướp muối được "áo" đều một lớp thính để giúp tạo hương vị đặc trưng và giúp bảo quản lâu hơn. Ảnh: Minh Toàn.

Việc sản xuất cá thính cũng cần tính toán kỹ lưỡng về thời gian. Theo chị Hoa, mùa đông thường mất 4 tháng để cá thính đạt chuẩn, trong khi mùa hè chỉ cần 2-3 tháng nhờ thời từ 6 tháng đến hơn 1 năm nếu được giữ trong điều kiện thích hợp, đảm bảo tiết ấm hơn. Cá thính sau khi hoàn thiện có thể bảo quản hương vị thơm ngon trong thời gian dài.

Với người dân Lập Thạch, cá thính không chỉ là món ăn mà còn là một phần ký ức. Chị Nguyễn Thị Mai, khách hàng lâu năm, tâm sự: “Mỗi dịp Tết, nhà tôi đều mua cá thính để ăn cùng bánh chưng. Mùi vị của cá khiến tôi nhớ đến những ngày xưa, khi cả gia đình quây quần bên mâm cơm trong cái lạnh đầu xuân”.

Tỉ mỉ đến từng hạt muối

Điều làm nên sức hút đặc biệt của cá thính chính là hương vị đặc trưng, kết hợp giữa vị mặn, chua nhẹ và mùi thơm nồng của thính rang. Miếng cá sau khi rán vàng giòn trên chảo không chỉ hấp dẫn về thị giác mà còn “đưa cơm” đến bất ngờ.

Để làm ra một mẻ cá thính ngon, mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ. Từ việc mổ cá, rửa sạch bằng nước đến khi trong veo, cho đến bước ướp muối và nhồi thính, tất cả đều phải đúng tỉ lệ và kỹ thuật. “10kg cá thường cần khoảng hơn 1kg muối. Muối phải chọn loại sạch, chất lượng cao như muối i-ốt Hải Châu để đảm bảo cá không bị hỏng. 1kg cá tươi sẽ cho ra khoảng 700gram cá thính thành phẩm”, chị Hoa chia sẻ.

Cá phải được rửa sạch nhiều lần để đảm bảo không bị hỏng khi lên men tự nhiên. Ảnh: Minh Toàn.

Cá phải được rửa sạch nhiều lần để đảm bảo không bị hỏng khi lên men tự nhiên. Ảnh: Minh Toàn.

Đặc biệt, lớp thính ủ cá phải được nhét đầy vào bụng, mang cá và phủ đều bề mặt để đảm bảo cá lên men tự nhiên. Lớp lá ổi hoặc rơm khô được sử dụng để giữ cho thính không bị tràn ra ngoài. Thời gian ủ càng lâu, cá càng có vị đậm đà, chua nhẹ, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Cá thính phù hợp với khẩu vị của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Qua thời gian, cá thính Lập Thạch vẫn giữ được vị trí đặc biệt trong lòng người dân địa phương và cả những thực khách phương xa. Mỗi mẻ cá thính không chỉ là kết quả của sự kỳ công mà còn là biểu tượng của tình yêu dành cho quê hương và nghề truyền thống.

Người làm cá thính phải tỉ mỉ đến từng hạt muối để đảm bảo thành phẩm được trọn vị. Ảnh: Minh Toàn.

Người làm cá thính phải tỉ mỉ đến từng hạt muối để đảm bảo thành phẩm được trọn vị. Ảnh: Minh Toàn.

Cá thính Lập Thạch không chỉ là món ăn, mà còn là câu chuyện về văn hóa, về sự khéo léo và tình yêu của những con người nơi đây dành cho nghề truyền thống. Giữa không khí rộn ràng của ngày Tết, mùi thơm của cá thính càng khiến mâm cơm gia đình thêm phần ấm áp, tròn vị.

Minh Toàn - Tuyết Mai

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Phụ nữ Cơ Tu đưa nông sản ‘vượt núi’ nhờ mạng xã hội

Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.

Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD

Thái Nguyên đặt mục tiêu nâng doanh thu từ chè đạt 1 tỷ USD

Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.

Xem Thêm